Những giải pháp chống nóng cho cửa kính mặt tiền nhà phố hiệu quả

Kính là vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà lô phố nhờ vẻ đẹp tinh xảo, hiện đại và chức năng lấy sáng tuyệt vời. Tuy nhiên nhược điểm rõ ràng nhất của kính chính là không có khả năng chống nóng trong khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam. Hãy cùng CNMDOOR tìm hiểu xem các chuyên gia đã đề ra những giải pháp chống nóng cho cửa kính nào nhé!

Những giải pháp chống nóng cho cửa kính được sử dụng phổ biến hiện nay

Vấn đề lớn nhất mà hầu hết các kiến trúc sư cần giải quyết khi thiết kế nhà lô phố chính là chiếu sáng và thông gió. Bởi đặc thù giáp vách nhau, mà nhà lô phố hầu như chỉ tập trung các giải pháp lấy sáng và thông gió vào 2 mặt đứng phía trước và phía sau.

Hầu hết các công trình nhà phố hiện nay đều sử dụng kính cho phần mặt tiền để đảm bảo được yếu tố về ánh sáng. Nếu công trình nhằm hướng chính đông hoặc chính tây, lượng bức xạ nhận về sẽ tương đối lớn. Với những thời điểm nhiệt độ cao trong năm (có thể lên đến 39 – 42°C), điều này có thể trở thành sự bất tiện trong nhiều công trình.

Vì thế khi sử dụng kính cho nhà mặt phố, kiến trúc sư đồng thời cần đề ra các giải pháp che nắng, chống nóng kèm theo để đảm bảo chất lượng vi khí hậu cho công trình. Sau đây là một số biện pháp phổ biến đã được ứng dụng hiệu quả hiện nay.

Sử dụng giải pháp lên kính

Dùng kính có lớp phủ chức năng

Đây là giải pháp chống nóng bằng cách chọn lựa chất liệu kính phù hợp để hạn chế việc truyền nhiệt và tích nhiệt. So với các loại kính làm theo công nghệ cũ, các loại kính hiện nay đều được nhà sản xuất thêm vào các lớp phủ khác nhau để phù hợp nhiều mục đích sử dụng, chẳng hạn: lớp phủ phản quang, lớp phủ chống UV, kính phủ Low E,… Mục đích chính của các lớp phủ này đều nhằm ngăn chặn việc hấp thu nhiệt lượng từ mặt trời của kính. Để tìm được loại kính công nghệ cao phù hợp, bạn có thể liên hệ với các đơn vị phân phối uy tín (chẳng hạn CNMDOOR) để được tư vấn chính xác nhất.

Kính cường lực phủ Low-E có tác dụng tăng khả năng cách nhiệt của kính

Sử dụng kính cách nhiệt 2 lớp

Thay vì sử dụng cửa 1 lớp kính, thì giải pháp này chọn lựa cửa 2 lớp kính. Nguyên lý của giải pháp này đến từ một tính chất vật lý đơn giản. Trong các loại vật chất, chất khí là chất dẫn nhiệt kém nhất, do đó đồng nghĩa với việc cách nhiệt tốt nhất. Việc sử dụng 2 lớp kính có khoảng cách với nhau, tạo ra một lớp không khí giữa 2 lớp kính. Nhiệt lượng được hấp thụ bởi lớp kính bên ngoài không thể truyền toàn bộ qua lớp kính thứ 2 mà đã bị lớp không khí dẫn nhiệt kém ở giữa phân tán. Do đó khi đến được với lớp kính thứ 2 để xâm nhập vào công trình, nhiệt lượng đã giảm đáng kể. Nhờ đó, cửa kính 2 lớp sẽ hạn chế sự nóng bức hơn rất nhiều so với cửa kính 1 lớp.

Nhược điểm của phương pháp này chính là chủ đầu tư cần bỏ ra chi phí cao hơn cho cùng một số lượng và diện tích cửa.

Nguyên lý chống nóng của cửa kính 2 lớp

Sử dụng các biện pháp che nắng

Những tưởng rằng các biện pháp che nắng có phần tạm bợ nhưng các nhà thiết kế đã biến các biện pháp che nắng thành yếu tố thẩm mỹ riêng biệt cho công trình.

Dùng lam che, tấm phủ che nắng

Hiện nay rất nhiều công trình ưu tiên sử dụng các loại lam phủ và tấm phủ để cản bớt bức xạ mặt trời xuyên qua kính. So với việc sử dụng kính 2 lớp, phương án này có phần linh hoạt hơn. Đồng thời, người thiết kế có thể tận dụng và kết hợp vẻ đẹp của các loại lam che và tấm phủ để tạo ra nhịp điệu riêng biệt trong thiết kế.

Công trình sử dụng lam che nắng làm giải pháp vừa chống nắng vừa tạo nên ấn tượng riêng biệt cho phần mặt tiền

(Ảnh: Stacking Box House, Hồ Chí Minh – Archdaily)

Công trình nhìn từ một góc khác vẫn vô cùng ấn tượng

(Ảnh: Stacking Box House, Hồ Chí Minh)

Thay vì phần lam che nắng bên ngoài công trình, người thiết kế có thể sử dụng các loại rèm che bên trong công trình.

Một văn phòng làm việc ở Hồ Chí Minh sử dụng các tấm rèm màu sắc mô phỏng bê tông che để cản nắng
Sự xen kẽ giữa rèm che và kính vừa tạo ra nhịp điệu thú vị, vừa tận dụng ánh sáng cho cây xanh mà vẫn đảm bảo ánh sáng không quá chói mắt

Không chỉ nhà phố cần sử dụng lam che nắng, mà các công trình biệt thự cũng ưu tiên sử dụng các giải pháp chống nóng.

Một ví dụ về sử dụng làm che nắng cho mặt đứng công trình

(Ảnh: Thai House, Vũng Tàu – Archdaily)

Linh hoạt điều chỉnh lam che để chọn che kín 100% hoặc 50%

(Ảnh: Thai House, Vũng Tàu – Archdaily)

Tận dụng cây xanh

Khác với giải pháp sử dụng lam che nắng, rất nhiều chủ đầu tư lại yêu thích việc đưa yếu tố thiên nhiên vào công trình. Việc sử dụng cây như một “tấm rèm” lọc phía trước công trình là một giải pháp tuyệt vời.

Cây xanh vừa giúp hấp thu và giảm nhiệt lượng bức xạ lên kính, đồng thời giúp cản và lọc bụi và đổ bóng che nắng cho công trình. Khó khăn duy nhất của phương án này chính là làm sao để chăm sóc các loại cây xanh và duy trì sự phát triển ổn định của các loại cây trồng.

Màu sắc tự nhiên của các loại cây, phối hợp với mặt đứng hiện đại tạo ra phần mặt tiền độc đáo thú vị

(Ảnh: SNOW House, Hồ Chí Minh – Archdaily)

Hầu hết các công trình sử dụng cây mặt đứng đều có phần tấm sàn vươn ra một khoảng khá xa so với tường nhà. Khoảng lùi này vừa giúp cây xanh có không gian phát triển tự do, vừa hạn chế một phần nhiệt lượng bức xạ trực tiếp từ mặt trời.

Cây trồng được phủ từ phần sân thượng xuống lầu 1, sử dụng các loại cây leo để mang đến cảm giác mềm mại tự nhiên

(Ảnh: Coastal House, Vũng Tàu – Archdaily)

Một số thiết kế lại sử dụng một lớp tường gạch không nung bao ngoài mặt kính. Lớp tường gạch này với dụng ý cản bớt một phần ánh sáng, đồng thời cách nhiệt. Tận dụng khoảng trống giữa các ô gạch để thêm vào các mảng xanh mát.

Sử dụng tường gạch không nung bao ngoài với sự sắp xếp đặc – rỗng đan xen cùng tường cây xanh bám sát

 (Ảnh: Babylon Garden Spa, Đà Nẵng – Archdaily)

Tận dụng yếu tố thông gió mặt tiền kết hợp lấy sáng

Ngoài 2 phương pháp tận dụng các yếu tố bao che như trên, người thiết kế còn có thể giảm diện tích kính của mặt đứng. Đồng thời sử dụng các yếu tố thông gió trên tường để tăng diện tích chiếu sáng mà không cần sử dụng quá nhiều kính. Một công trình được thông gió tốt sẽ làm giảm nhiệt độ và sự ngột ngạt, đảm bảo chất lượng vi khí hậu ổn định.

Một ví dụ của phương án này là Trường mẫu giáo Chuồn Chuồn Kim. Thay vì sử dụng kính mặt đứng, người thiết kế đã giảm thiểu tối đa kính mà thay vào đó là các bức tường gạch dạng “đục lỗ”. Nhờ sáng kiến này, mà cảm giác nặng và đặc của nhiều bức tường được giảm nhẹ. Đồng thời các lỗ kia giúp ích rất nhiều cho việc thông gió và lấy sáng. Cảm giác nặng nề của tường gạch mặt đứng không còn mà thay vào đó, mặt đứng công trình như được bao phủ bởi những chiếc lưới màu gạch.

Trường mẫu giáo Chuồn Chuồn Kim – Quận 2, Hồ Chí Minh với thiết kế độc đáo mà không kém phần gần gũi và bình dị (Ảnh: Archdaily)

Một thiết kế khác làm dẫn chứng là Cascading House, công trình được sử dụng tường gạch xây dạng “đục lỗ” cho phần mặt đứng hứng nắng. Đồng thời mặt đứng vẫn sử dụng kết hợp cửa kính cường lực khung nhôm để tránh sự nhàm chán.

Mặt đứng chính phải đón nắng nên thiết kế đục lỗ vô cùng hợp lý, đồng thời phô ra vẻ đẹp độc đáo của vật liệu

(Ảnh: Cascading House, Hồ Chí Minh – Archdaily)

Vào ban đêm, ánh sáng thông qua lỗ trống hắt ra từ công trình

(Ảnh: Cascading House, Hồ Chí Minh – Archdaily)

Trên đây là các giải pháp chống nóng cho cửa kính đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công trình. Dù sở hữu nhiều nhược điểm không thật sự phù hợp với khí hậu nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng vẻ đẹp tinh giản và hiện đại của kính không có vật liệu nào có thể thay thế được. Các biện pháp khắc phục giúp che nắng, giảm nhiệt không làm giảm đi vẻ đẹp của công trình mà còn có thể kết hợp với cửa kính mặt đứng để tạo ra vẻ đẹp riêng biệt.

Quý khách có nhu cầu tư vấn lắp đặt kính cường lực chất lượng cao hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

CNMDOOR – Mang sức sống mới đến ngôi nhà của bạn!

CÔNG TY TNHH CỬA CÔNG NGHỆ MỚI CNM

  • Hotline: 0973373116
  • Hỗ trợ bảo hành: 0918196552
  • Email báo giá: sales@cnmdoor.vn
  • Email nội dung khác: info@cnmdoor.vn