Những công trình lắp đặt vách kính mặt dựng khung nhôm trên thế giới

Vách kính khung nhôm kết hợp với hệ tường kính đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp sắc nét của kiến trúc hiện đại. Hãy cùng CNMDOOR dạo quanh một vòng để nhìn ngắm vẻ đẹp các công trình hiện đại sử dụng vách kính khung nhôm

Vách kính khung nhôm là gì?

Vách kính khung nhôm là sản phẩm vách kính cường lực chất lượng cao, màu sắc trong suốt được bao bởi khung nhôm nhập khẩu.

Vách kính này kết hợp được ưu điểm của cả kính cường lực và khung nhôm nên được ưa chuộng sử dụng trong hầu hết các công trình hiện đại.

Vách kính khung nhôm ngoài sử dụng cho mặt dựng còn có thể ứng dụng làm vách ngăn nội thất

Ưu điểm khi lắp đặt vách kính khung nhôm

Không phải bỗng dưng mà vật liệu kính trở thành biểu tượng của chủ nghĩa kiến trúc hiện đại. Kính không chỉ đại diện cho triết lý vẻ đẹp của chủ nghĩa kiến trúc này mà còn thỏa mãn được yêu cầu về công năng của vật liệu sử dụng.

Cùng với kim loại, bê tông, vách kính chính là phần bổ khuyết trong bộ 3 hoàn hảo, thỏa mãn đồng thời yêu cầu về thẩm mỹ và công năng.

Ưu điểm về thẩm mỹ

  • Vách kính trong suốt, đáp ứng tốt yêu cầu về ánh sáng trong công trình.
  • Vách kính chính là định nghĩa của vẻ đẹp tinh giản, sạch sẽ, tinh tế.
  • Vách kính khung nhôm có diện tích bao phủ lớn, có thể đóng vai trò vách hoặc tường, mang đến cảm giác kết nối không gian giữa các không gian bên trong công trình hoặc giữa bên trong và bên ngoài công trình.
  • Nhờ vẻ đẹp khúc chiết, trong trẻo, vách kính phù hợp với đa dạng các phong cách kiến trúc hiện đại khác nhau.

Ưu điểm về chất lượng

  • Vách kính cường lực có khả năng chịu va đập và tải trọng tốt.
  • Các khung nhôm bao quanh vách kính được thiết kế có độ dày phù hợp, gia cố khả năng chịu lực cho vách kính, triệt tiêu nhược điểm nứt từ góc của kính cường lực.
  • Bề mặt kính phẳng, nhẵn mịn nên dễ dàng vệ sinh, giảm thiểu chi phí làm sạch và bảo dưỡng cho công trình.
Một số công trình nhà ở sử dụng kính cho toàn bộ bề mặt, biến không gian thành “Hộp nhà kính”

Những công trình lắp đặt vách kính mặt dựng khung nhôm trên thế giới

Theo sự phát triển của công nghệ chế tạo kính cường lực, các công trình sử dụng vách kính khung nhôm cũng dần trở nên “hoang đường” hơn trong hình dáng và kết cấu. Dường như các kiến trúc sư luôn muốn đặt ra thử thách cho các kỹ sư thi công. Nhưng nhờ yếu tố sáng tạo không ngừng, trên thế giới xuất hiện rất nhiều những công trình sử dụng vách kính khung nhôm kết hợp tường kính vô cùng nổi tiếng. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt một vài công trình tiêu biểu với quy mô từ nhỏ đến lớn nhé!

Glass House ở Connecticut, Mỹ (Philip Johnson, 1949)

Một trong những công trình sử dụng vách kính khung nhôm quy mô nhỏ nổi tiếng khắp thế giới chính là Glass House của Kiến trúc sư Philip Johnson. Công trình này được hoàn thành vào năm 1949 tại Connecticut, Mỹ. Kiến trúc sư xem như đây là nhà riêng đồng thời cũng là sản phẩm cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của ông tại đại học Harvard.

Glass House của kiến trúc sư Philip Johnson – Kiến trúc sư nổi tiếng của chủ nghĩa Hiện đại

Công trình sử dụng toàn bộ tường bao bằng vách kính khung nhôm và tường kính, được xây dựng ở giữa một khu rừng. Dụng ý của kiến trúc sư khi thiết kế nên công trình này chính là muốn mang đến một tác phẩm không phá vỡ đi cảnh quan tươi đẹp của khu rừng ấy. Từ bên trong ngôi nhà, người ở có thể quan sát sự thay đổi của cảnh sắc 4 mùa tuyệt đẹp. Điều đặc biệt ấy không có vật liệu nào ngoài kính có thể mang lại cho công trình.

Cảnh sắc mùa thu xung quanh khuôn viên Glass House vô cùng rực rỡ và thơ mộng

Từ lúc ra mắt, công trình đã gây nên tiếng vang và một định nghĩa mới về vẻ đẹp cho giới kiến trúc. Đồng thời Glass House trở thành một trào lưu trong giới kiến trúc. Về sau có rất nhiều công trình khắp thế giới lấy cảm hứng xây dựng “Glass House” ở giữa rừng với mục đích nghỉ dưỡng nhưng hầu hết mọi người chỉ nhớ đến Glass House của Philip Johnson – công trình tiên phong cho sự sáng tạo.

Kim tự tháp kính Louvre (Ieoh Ming Pei, 1983)

Tác phẩm này có tên tiếng Pháp là Pyramide du Louvre, nằm giữa sân Napoleon của bảo tàng Louvre, Pháp. Kim tự tháp kính được Tổng thống Pháp chỉ định kiến trúc sư Ieoh Ming Pei (người Mỹ gốc Hoa) xây dựng vào năm 1983. (Theo Wikipedia)

Kim tự tháp bằng kính trước bảo tàng Louvre

Trong khi bảo tàng Louvre là một tượng tài về vẻ đẹp vương giả của kiến trúc cổ điển thì lối vào hình kim tự tháp phía trước lại đại diện cho hình thái của kiến trúc hiện đại. Những tưởng sự kết hợp đối lập này sẽ khiến cho nét đẹp cổ điển ấy bị phá vỡ. Nhưng trên thực tế, hiệu quả thẩm mỹ mà kim tự tháp bằng kính này mang lại vô cùng tuyệt vời. Vẻ đẹp cổ điển là một thành trì bất bại cho nghệ thuật châu Âu, tuy nhiên vẻ đẹp này có thể tìm thấy trong rất nhiều công trình ở châu lục này. Vì thế rất ít công trình đạt được sự đột phá và để lại dấu ấn, nhất là đối với các du khách từ Á Châu xa xôi.

Kim tự tháp kính không chỉ không làm mất đi nét cổ kính mà sự tương phản này còn mang đến hiệu quả thị giác đặc biệt, tạo nên điểm nhấn khó quên ngay trong lần đầu nhìn thấy công trình. Nhờ có cổng vào bằng kính này, mà bảo tàng Louvre trở thành một trong những địa điểm bắt buộc phải ghé thăm khi đến Paris.

Kim tự tháp kính trở thành trung tâm của quảng trường trước bảo tàng Louvre

National Grand Theatre (Nhà hát lớn quốc gia) ở Trung Quốc (Paul Andreu, 2001)

National Grand Theatre (Quốc gia đại kịch viện) được xây dựng ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào 13/12/2001 và khánh thành vào 25/9/2007. Nhờ hình dáng và kết cấu đặc biệt, nhà hát được người dân ví von như ốc đảo pha lê hay những “quả trứng”. 

Tương tự với kim tự tháp kính trước bảo tàng Louvre, Nhà hát lớn quốc gia cũng gây không ít tranh cãi khi được khởi công xây dựng. Địa điểm xây dựng bảo tàng này nằm sát bên Tử Cấm Thành – biểu tượng văn hóa Trung Hoa cổ. Thế nhưng kiến trúc sư Paul Andreu đã mạnh dạn khẳng định rằng công trình của ông không hề bất hợp lý mà còn là sự bổ khuyết hoàn hảo cho kiến trúc đô thị Bắc Kinh. Ông cho rằng một đô thị lớn ở một đất nước phát triển không thể thiếu đi công trình hoành tráng mang hơi thở hiện đại.

Góc nhìn từ bên trong Nhà hát lớn quốc gia

Công trình có bề mặt cong, bề mặt bên ngoài bao phủ hoàn toàn bằng vách kính. Điểm đặc biệt của lớp kính bao phủ chính là một phần công trình sử dụng kính một chiều. Nhìn từ bên ngoài, người xem không thể nhìn được bên trong công trình, nhưng từ trong công trình có thể quan sát rất rõ cảnh vật bên ngoài. Yếu tố này giúp đáp ứng vẻ đẹp hiện đại và ánh sáng tràn ngập công trình, đồng thời vẫn đảm bảo yếu tố riêng tư.

Nhà hát lớn quốc gia vào ban đêm

Ban ngày, công trình nhận toàn bộ ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Đến ban đêm, ánh sáng từ công trình phát ra, kết hợp với hình ảnh phản chiếu từ hồ nước nhân tạo dưới nền công trình, tạo nên hình ảnh của một viên ngọc quý lấp lánh. Chính sự thú vị trong đặc tính của các loại kính ốp vách đã tạo nên vẻ đẹp có một không hai này.

Dancing House ở Prague, Czech (Vlado Milunić, 1996)

Nếu bạn đã quen thuộc với việc những công trình sử dụng vách kính khung nhôm luôn gắn liền với những đường nét thẳng tắp, dứt khoát, sắc cạnh, thì đây chính là công trình khiến bạn phải suy nghĩ lại đấy.

Hình dáng đặc biệt gây chú ý của Dancing House

Dancing House (hay còn gọi là Tòa nhà khiêu vũ) được đồng thiết kế bởi 2 kiến trúc sư Vlado Milunic và Frank Gehry. Hình dáng xiêu vẹo nghiêng ngả của tòa nhà này dường như phá bỏ tất cả định kiến thường thấy về kiến trúc hiện đại, mang đậm hơi hướng của chủ nghĩa Giải tỏa kết cấu (Deconstructivism). Điều đặc biệt ở đây, tòa nhà được xây bên cạnh một khu nhà mang đậm hơi thở cổ điển, với nhiều chi tiết của phong cách Baroque, Gothic và Art Nouveau. Ban đầu tòa nhà được đặt tên là Fred and Ginger dựa theo tên 2 vũ công nổi tiếng do nhìn tòa nhà này giống 1 cặp đang khiêu vũ, nhưng sau đó đã được thay đổi bằng nickname Dancing House.

Tòa nhà Dancing House khác biệt trong tổng thể hình thái kiến trúc của khu phố

Về ý tưởng xây dựng tòa nhà này, nguyên nhân không đến từ ý tưởng táo bạo có phần “nghịch ngợm” của người thiết kế. Trái ngược với hơi thở hiện đại nổi loạn, tòa nhà này lại mang đậm dấu ấn lịch sử. Tòa nhà được xây dựng trên nền đổ nát của một ngôi nhà từng bị phá hủy bởi cuộc ném bom của Mỹ vào Praha vào năm 1945. Ý tưởng khi xây dựng lên ngôi nhà, kiến trúc sư muốn tạo ra 2 phần tĩnh và động, âm và dương, tượng trưng cho sự chuyển đổi của đất nước Czechoslovakia từ chế độ Cộng sản sang nền Dân chủ đại nghị.

Nhà hàng bên trong Dancing House

Để tạo nên bề mặt “xiêu vẹo”, bề mặt bao công trình đã được ghép từ 99 tấm bê tông khác nhau kết hợp với các vách kính khung nhôm nương theo hình dạng công trình. Hiện nay Dancing House đã được mở cửa để kinh doanh và chào đón du khách ghé thăm.

Thông qua các công trình nổi tiếng ở trên, chắc hẳn chúng ta đều thấy được rằng dù kết cấu đơn giản có phần đơn điệu thì vách kính khung nhôm cũng có thể kiến tạo nên vẻ đẹp đa sắc màu riêng. Nếu bạn cũng là người yêu thích phong cách hiện đại và muốn lắp đặt vách kính khung nhôm chất lượng cho công trình, hãy liên hệ ngay với CNMDOOR để được tư vấn!

CNMDOOR – Mang sức sống mới đến ngôi nhà của bạn!

CÔNG TY TNHH CỬA CÔNG NGHỆ MỚI CNM

  • Hotline: 0973373116
  • Hỗ trợ bảo hành: 0918196552
  • Email báo giá: sales@cnmdoor.vn
  • Email nội dung khác: info@cnmdoor.vn