Những loại công trình nào nên sử dụng mái kính giếng trời lấy sáng?

88 / 100

Mái kính lấy sáng giếng trời không còn là thiết kế quá xa lạ đối với những công trình hiện đại. Nhưng không phải công trình nào cũng cần thiết sử dụng mái sáng giếng trời. Hãy cùng CNMDOOR tìm hiểu chi tiết những công trình sử dụng mái kính lấy sáng giếng trời nhé!

Mái kính lấy sáng giếng trời giúp giải quyết vấn đề gì trong công trình?

Mái kính lấy sáng giếng trời được thiết kế và ứng dụng để đón ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Hiện nay mái kính giếng trời được ứng dụng rộng rãi trong các công trình từ công nghiệp đến dân dụng. Trong các công trình dân dụng, mái kính lấy sáng được yêu thích sử dụng ở cả các công trình công cộng lẫn nhà ở, đặc biệt các công trình có hướng Bắc.

Mái kính lấy sáng trong nhà

Mái kính đồng thời là “cửa sổ” thông gió từ trần nhà

(Ảnh: The Diary House, Sóc Trăng – Archdaily)

Mái kính giếng trời được xem là thiết kế giúp cải thiện chất lượng ánh sáng trong công trình. Trong một số trường hợp, mái kính giếng trời được thiết kế đóng mở còn đóng vai trò như một “cửa sổ” để điều hòa và lưu thông không khí, cải thiện chất lượng vi khí hậu công trình.

Đối với những công trình có dạng mái bằng, hình dạng mái kính lấy sáng giếng trời rất đa dạng. Với mái dốc, mái kính lấy sáng thường phụ thuộc theo độ dốc của mái.

Những loại công trình nào nên sử dụng mái kính giếng trời lấy sáng?

Ánh sáng trong công trình là một trong nhiều vấn đề mà kiến trúc sư cần giải quyết khi thiết kế. Một không gian được đánh giá cao nếu không gian đó đảm bảo yếu tố vi khí hậu về thông gió, chiếu sáng, độ ẩm. Tuy nhiên thiết kế một công trình không phải lúc nào cũng đảm bảo được ánh sáng và thông gió. Vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến công trình bị hạn chế về lấy sáng, thông gió hoặc một (vài) không gian trong công trình cần phải “hy sinh” để đảm bảo chất lượng cho không gian chung.

Công trình công cộng

Các công trình công cộng có rất nhiều thể loại khác nhau như nhà hát, viện bảo tàng, nhà sách, quán cafe, thư viện,… Mỗi loại công trình đều có yêu cầu đặc biệt về vấn đề chiếu sáng khác nhau. Đặc điểm khu đất xây dựng không phải lúc nào cũng đủ điều kiện thuận lợi để đáp ứng ánh sáng cho công trình. Việc phụ thuộc quá nhiều vào ánh sáng nhân tạo không phải là một lựa chọn khôn ngoan, nhất là với những công trình quy mô lớn.

Nếu sử dụng quá nhiều đèn điện sẽ gây ra sự hao tổn năng lượng, đồng thời việc hoạt động của công trình phụ thuộc lớn vào nguồn điện năng cung cấp. Việc đưa ánh sáng tự nhiên vào công trình góp phần giảm thiểu phần năng lượng cần sử dụng, đồng thời tận dụng những ưu thế sẵn có của ánh sáng tự nhiên.

Chẳng hạn những công trình đặc thù như thư viện thành phố, quán cafe,… ánh sáng tự nhiên ngoài công dụng chiếu sáng, còn đem lại sự thụ cảm mang tính thư giãn cho người trải nghiệm.

mái kính lấy sáng

Mái kính lấy sáng mang lại ánh sáng trong trẻo và trải đều trong không gian rộng lớn của thư viện (Ảnh: Thư viện Utopia – Bỉ)

Công trình nhà ở

Đối với công trình nhà ở, mái kính lấy sáng giếng trời được sử dụng phổ biến hơn trong các công trình nhà lô phố bị hạn chế về ánh sáng. Mái kính lấy sáng được xem là giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để giải quyết đồng thời cả thông gió lẫn chiếu sáng ở Việt Nam.

Đồng thời khả năng đóng – mở linh hoạt của mái kính lấy sáng còn giúp ngăn bụi và nước mưa vào công trình. Hầu hết các công trình nhà phố dạng ống đều sử dụng “khoảng hở” để đưa ánh sáng tự nhiên và gió ngoài trời vào công trình, tăng chất lượng vi khí hậu bên trong.

mái kính cường lực lấy sáng

Mái kính đưa ánh sáng tự nhiên vào trung tâm công trình

(Ảnh: The Diary House, Sóc Trăng – Archdaily)

Đối với những công trình biệt thự, điều kiện khu đất xây dựng có phần thuận lợi hơn nên công trình không bị thiếu sáng. Tuy nhiên, một số không gian bên trong có thể nằm ở hướng khuất nắng, dẫn đến việc không có được ánh sáng đẹp như ý. Sử dụng mái kính lấy sáng với những không gian này chính là giải pháp thiết thực nhất.

mái kính lấy sáng

Những yếu tố cần chú ý khi đưa mái kính lấy sáng giếng trời vào thiết kế công trình

Chọn đúng hướng đặt kính

Điều mà kiến trúc sư muốn tận dụng ở mái kính lấy sáng tự nhiên chính là ánh sáng tự nhiên trong trẻo và có cường độ vừa phải. Vì thế nếu ánh sáng từ mái kính gây chói cho người sử dụng trong công trình tức là thiết kế này thất bại.

Đặc điểm khí hậu theo vùng và đặc trưng khu đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn vị trí cửa sổ và giếng trời. Phần mái là nơi trực tiếp hứng nắng và nhiệt lượng từ mặt trời. Ở Việt Nam, đối với mái nhà dạng dốc, bạn nên đặt mái kính lấy sáng ở phía hướng Nam hoặc Bắc vì đây là hướng cung cấp ánh sáng gián tiếp cho công trình suốt thời gian trong ngày mà không gây ra hiệu ứng chói nắng. Cần tránh giếng trời hướng Tây vì hướng này gây tăng nhiệt vào buổi chiều do đường đi của Mặt Trời.

Hình dạng mái kính lấy sáng giếng trời cần phù hợp với kiểu dáng thiết kế công trình

Một lỗi mà rất nhiều thiết kế mắc phải chính là hình dáng của giếng trời không thật sự phù hợp với kiểu dáng thiết kế của công trình. Dù thiết kế này có công năng riêng biệt phục vụ cho công trình nhưng hình dáng của ô kính lấy sáng cần có sự bổ trợ và tôn lên được vẻ đẹp của phần mái công trình.

Mái kính lấy sáng nên có diện tích lớn nhất có thể

Rất nhiều công trình nhà phố có diện tích không quá lớn hoặc các căn phòng diện tích nhỏ thường được lo ngại rằng nếu mái kính lấy sáng có diện tích quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thị giác của không gian.

Các thiết kế có giếng trời nên tận dụng tối đa diện tích để có thể lấy đủ ánh sáng cho không gian. Nhất là với những căn nhà có nhiều tầng, ánh sáng từ giếng trời phải đủ mạnh để chiếu sáng tốt tới cả tầng trệt. Hiện nay có rất nhiều loại kính cường lực phù hợp và các biện pháp giảm chói để chúng ta không cần quá lo ngại về việc mở rộng diện tích mái kính lấy sáng.

Quý khách có nhu cầu lắp đặt mái kính lấy sáng chất lượng cao vui lòng liên hệ với chúng tôi!

CNMDOOR – Mang sức sống mới đến ngôi nhà của bạn!

CÔNG TY TNHH CỬA CÔNG NGHỆ MỚI CNM

  • Hotline: 0973373116
  • Hỗ trợ bảo hành: 0918196552
  • Email báo giá: sales@cnmdoor.vn
  • Email nội dung khác: info@cnmdoor.vn

>> Tham khảo thêm: báo giá kính cường lực mới nhất hiện nay

>> Tham khảo thêm: Mái kính cường lực 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *