Công nghệ đã thay đổi hình thái vách kính nhà cao tầng ra sao?

Vách kính nhà cao tầng theo thời gian đã có những thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng các công nghệ chế tạo và kỹ thuật thi công tiên tiến. Hãy cùng CNMDOOR ngược dòng thời gian để nhìn lại sự đổi thay ấy so với những ngày đầu xuất hiện.

Vách kính nhà cao tầng ra đời như thế nào?

Để nói về mốc khởi phát cho việc sử dụng kính trong nhà cao tầng, chúng ta phải nhắc đến trào lưu kiến trúc hiện đại. Từ khi ra đời vào năm 1918 ở châu Âu, các công trình trong giai đoạn này đã được các Kiến trúc sư thể nghiệm bằng 3 vật liệu kính, bê tông và thép đồng thời ứng dụng các kỹ thuật xây dựng tân tiến nhất bây giờ. Từ đó trở đi, sự phát triển của ngành xây dựng gần như gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp kính, bê tông và thép, đặc biệt là ngành công nghiệp kính. Do đòi hỏi ngày một cao để đáp ứng cho công trình, các kỹ sư cũng không ngừng nghiên cứu để cải thiện công nghệ sản xuất kính. 

Công trình sử dụng bức tường nhôm kính đầu tiên được thiết kế bởi một Kiến trúc sư người Đức Walter Gropius (1883 – 1969). Ông là một trong những kiến trúc sư đi theo trường phải hiện đại, đề cao triết lý hiện đại, khúc chiết, thực dụng trong phong cách thiết kế. Cùng với Le Corbusier, Gropius là một trong số ít các kiến trúc sư có tác phẩm nổi trội và tiên phong cho xu hướng kiến trúc hiện đại.

Công trình tiên phong sử dụng tường kính cho mặt dựng – Bauhaus ở Dessau, Đức

Tường kính khung nhôm (Metal-framed glass Curtain Wall) – đóng góp quan trọng nhất của Gropius cho trào lưu kiến trúc hiện đại (Modernism), đồng thời mở ra bước đầu cho việc xây dựng các mặt, vách kính nhà cao tầng hiện nay. Khi chuyển đến Dessau (Đức) để đi dạy tại trường nghệ thuật ở Đức – Bauhaus, ông đã xây dựng lại một phần khuôn viên mới của trường và sử dụng nguyên lý thiết kế hiện đại, tạo ra công trình sử dụng tường kính. 

Những bức tường kính đầu tiên được xem là một nhân chứng sống, một biểu tượng đáng ngưỡng mộ cho những người đi tiên phong cho phong cách hiện đại. So với những bức tường kính ngày nay, những bức tường kính đầu tiên có kết cấu rườm rà và phức tạp, lộ rõ các kết cấu khung nhôm. Nhờ ngành công nghiệp về nhôm và kính phát triển mạnh, hình thái kiến trúc cũng được thay đổi, giờ đây các bức tường trở nên trơn tru, tối giản, khoe trọn vẹn vẻ đẹp của kính, hướng ngày càng gần đến triết lý hiện đại mà các kiến trúc sư đã mang đến từ thế kỷ trước ở châu Âu. 

Từ tường kính khung nhôm đến những mặt kính hiện đại

Từ những công trình mang tính khởi phát, tính đến nay kết cấu vách kính nhà cao tầng đã được thay đổi và cải tiến qua nhiều công nghệ khác nhau. Tất cả sự thay đổi đều hướng đến một mục đích chung là mang lại phần mặt đứng hiện đại, tinh giản và tối ưu hóa trong công năng sử dụng. Nếu quan sát các công trình cao tầng sử dụng kính mặt dựng theo thứ tự thời gian, chúng ta sẽ thấy được rằng các kỹ sư đang hướng đến việc giảm độ dày khung bao quanh kính đồng thời mở rộng diện tích của từng bản kính ra. Xu hướng của việc này muốn đưa đến vẻ đẹp tối giản, khoe được tính chất trong suốt, thanh mảnh và đường nét sắc gọn của kính. 

Hiện nay, có đến 3 công nghệ lắp đặt vách kính nhà cao tầng phổ biến nhất ở thị trường Việt Nam:

Vách kính nhà cao tầng hệ Stick (Stick Curtain Wall)

Vách kính hệ Stick được hiểu là việc lắp đặt từng mảnh kính đã được hoàn thiện  một phần ở nhà máy lên khung nhôm đã lắp đặt trước. Từng phần kính có thể có màu sắc và kích thước không đồng đều tùy thuộc vào bản thiết kế mặt đứng.

Ưu điểm

Ưu điểm nổi trội nhất của hệ vách kính này chính là sự linh hoạt:

  • Phù hợp với nhiều kiểu mặt đứng khác nhau từ mặt phẳng cho đến mặt đứng cong, góc cạnh, uốn lượn,…
  • Dễ dàng thay đổi và sửa chữa hình dáng mặt đứng trong quá trình lắp đặt.
  • Mặt kính có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm nhờ sự kín khít trong quá trình thi công và lắp đặt.
  • So với hệ kính Unitized, kính hệ Stick cho đường phân cách giữa các mảnh kính thanh mảnh hơn, mang lại tổng thể bề mặt đồng nhất.

Đặc điểm ứng dụng

Vách kính nhà cao tầng hệ Stick sử dụng cho các công trình tòa nhà lớn đòi hỏi cao về kỹ thuật thi công và sự phức tạp về hình thái mặt đứng

Vách kính cao tầng hệ Unitized (Unitized Curtain Wall)

Vách kính hệ Unitized chỉ phổ biến sau vách kính hệ Stick, còn gọi là vách kính mặt dựng lắp ghép. Vách kính hệ này gồm những tầm kính đã được thi công hoàn thiện theo kích thước quy định sẵn khoảng 85 – 90% tại xưởng, sau đó được chuyển đến công trình và chỉ việc lắp đặt lên khu vực thi công. Tại công trình, người thi công chỉ cần hoàn thiện 10 – 15% công việc lắp đặt là hoàn thiện mặt đứng bằng kính.

Từng ô kính đã được sản xuất đồng nhất ở nhà máy và tiến hành lắp đặt

Ưu điểm

  • Dễ dàng kiểm soát được chất lượng ngay từ khâu sản xuất. 
  • Đơn vị thi công có thể tiến hành song song việc lắp đặt và việc sản xuất kính. Mặt đứng có thể hoàn thiện dần dần trong quá trình kính được sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 
  • Nhờ sản xuất với kích thước định trước, khi lắp đặt sẽ nhanh chóng và ít đòi hỏi số lượng nhân lực lớn.
  • Bề mặt kính không lan truyền tiếng ồn nhờ các tấm kính được lắp đặt có các miếng đệm nhôm ở giữa. 
  • Có thể lắp đặt riêng biệt từng tấm kính cho nên có thể lắp đặt từ bên trong tòa nhà mà không cần đòi hỏi hệ giàn giáo nào. 

Đặc điểm ứng dụng

Vách kính hệ Unitized là sản phẩm công nghệ cao, chuyên sử dụng lắp đặt mặt đứng cho các tòa nhà văn phòng, cao ốc,…

  • Nhờ cấu tạo đặc biệt, vách kính hệ Unitized thường được ứng dụng cho các công trình có yêu cầu về chống ồn.
  • Đáp ứng được yêu cầu thi công của các công trình đòi hỏi tiến độ gấp.

Vách kính chân nhện (Spider Curtain Wall)

Vách kính hệ chân nhện được xem là vách kính không khung “tràn viền” sử dụng phụ kiện chân nhện để cố định các góc của tấm kính. Hệ vách kính này mang đến tầm nhìn có ít sự cản trở nhất cho công trình.

Vách kính chân nhện giúp tối ưu tầm nhìn từ bên trong công trình

Ưu điểm

  • Nhờ thiết kế không có khung, vách kính chân nhện có thể đáp ứng được các thiết kế hiện đại và linh hoạt. 
  • Sử dụng hệ giá đỡ chân nhện giúp vách kính chống lại được áp lực gió.
  • Giữa các tấm kính sử dụng keo và đệm silicon đảm bảo sự kín khít đủ chống nước và chống ồn.
  • Mang lại mặt tiền hấp dẫn, có khả năng lấy sáng và “trong suốt hóa” tối đa cho tòa nhà. 

Đặc điểm ứng dụng

  • Vách kính chân nhện có mức độ ứng dụng rộng rãi khi vừa có thể sử dụng cho tất cả các khu vực của công trình kể cả khu vực có lượng giao thông ra vào thường xuyên.
  • Hiện nay vách kính chân nhện đang được sử dụng rộng rãi cho các tầng dưới của những tòa nhà trung tâm, thương mại, khách sạn, chung cư, rạp phim,…

Địa chỉ phân phối vách kính nhà cao tầng uy tín

Theo sự phát triển ngày một nhanh chóng của khoa học công nghệ, các bức tường kính không đơn thuần chỉ để lấy sáng hay tạo tầm nhìn tốt nhất cho công trình mà còn có thể mang đến nhiều lợi ích khác.

Điển hình là hiện nay rất nhiều kính mặt dựng cho nhà cao tầng tích hợp thêm các lớp phủ chống tia UV, lớp phủ cách nhiệt, lớp phản quang,… Dù lựa chọn công nghệ nào, người tiêu dùng cũng cần chọn mua tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho kính. Bởi lớp phủ công trình không chỉ để trang trí hay lấy sáng mà còn là lớp vỏ hứng chịu mọi tác động khắc nghiệt của thời tiết và cần được đầu tư đúng mực. 

CNMDOOR được đánh giá là đơn vị uy tín lâu năm trong lòng người tiêu dùng khi chuyên cung cấp kính cường lực cho các đơn vị lớn. Không chỉ tư vấn lắp đặt, CNMDOOR còn hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt vào bảo hành bảo trì thường xuyên cho khách hàng.

Với thâm niên hoạt động nhiều năm, chúng tôi luôn mong muốn đem lại những sản phẩm chính hãng, chất lượng nhất cho người Việt. Không chỉ phân phối với giá cả tốt nhất đến người sử dụng, CNMDOOR còn hỗ trợ tư vấn giải pháp tốt nhất kiêm lắp đặt bảo hành trọn gói cho khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt cửa và đang đứng giữa nhiều sự lựa chọn, đừng ngại ngần liên hệ ngay với nhân viên tư vấn của CNMDOOR.

CNMDOOR – Mang sức sống mới đến ngôi nhà của bạn!

CÔNG TY TNHH CỬA CÔNG NGHỆ MỚI CNM

  • Hotline: 0973373116
  • Hỗ trợ bảo hành: 0918196552
  • Email báo giá: sales@cnmdoor.vn
  • Email nội dung khác: info@cnmdoor.vn

 

Tham khảo thêm các thông tin liên quan khác: